'Cách 1126km về phía
nam, thành phố Hồ Chí Minh không ngủ cả đêm, giống như sấm rền liên
tục. Đó là một thành phố lớn, năng động và nguy hiểm, với gần 4
triệu dân, những người lang thang trên phố nhiều giờ liền bởi vì họ
chẳng có gì để làm. Trái với Hà Nội, đây là một cảng miền nam, nơi
cuộc sống luôn trong tình trạng hốt hoảng vì người đi xe đạp vô ý
trên phố, tiếng động cơ xe máy không thể chịu nổi và tiếng còi ô tô
đang cố len lỏi trên con đường đầy người. Chính cảm giác này đã
khiến nhà văn Graham Greene tự hỏi Chúa ở đâu trong thành phố quỷ
quái này, còn tôi tự hỏi chính phủ có vai trò gì. Thị trường chợ đen
bùng phát khắp mọi nơi. Thuốc lá Mỹ, sôcôla Anh và nước hoa Pháp
được bày bán đầy trên những chiếc bàn nhỏ khập khiễng ven đường.
Vào chiều tối,
thanh niên Sài Gòn tập trung ở quảng trường, ăn mặc theo phong cách
Mỹ, nghe nhạc rock và mơ về một thời quá khứ đã trôi qua mãi mãi.
Không như các cô gái miền bắc giản dị, nhiều cô gái miền nam biết
làm đẹp cho mình bằng phong cách châu Âu. Họ thích nước da sáng,
ngay cả khi ăn vận theo phương Đông, và họ biết tán tỉnh là như thế
nào. Dưới thời Mỹ chiếm đóng, thành phố không còn giữ được bản sắc
văn hóa của mình, trở thành một thiên đường nhân tạo được bao bọc
bởi quân đội và sự trợ giúp của Mỹ, của hàng tấn đồ tiếp tế. Người
dân cuối cùng tin rằng đây là cuộc sống. Vì thế, chiến tranh kết
thúc khiến họ trở nên lạc lõng và xa rời thực tế, để rồi 4 năm sau
khi người Mỹ cuối cùng rút đi, họ không thể gượng dậy được.
Cái giá cho sự
cuồng nhiệt này là hết sức kinh ngạc: 360.000 người tàn tật, 1 triệu
quả phụ, 500.000 gái điếm, 500.000 con nghiện ma túy, 1 triệu người
mắc bệnh lao và hơn 1 triệu lính thuộc chế độ cũ, tất cả đều không
thể phục hồi trong xã hội mới. Khoảng 10% dân số thành phố Hồ Chí
Minh bị mắc bệnh hoa liễu nặng khi chiến tranh kết thúc và có 4
triệu người mù chữ khắp miền nam.'
Gabriel Garcia Marquez (1979) Việt Nam nhìn từ bên trong Link
No comments:
Post a Comment