'Hiện nay ở Việt Nam, tư duy lý luận nhận thức về giai cấp công nhân vẫn còn ảnh hưởng bởi tư duy cũ thời bao cấp (mặc dù quan điểm/nhận thức về giai cấp công nhân có thay đổi so với thời kỳ quan liêu, bao cấp): 'Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp.' (Nghị quyết số 6 20-NQ/TW ngày 28/01/2008 của BCH Trung Ương Đảng tại Hội nghị lần thứ 6, BCH TƯ khoá X). Đề tài đưa ra khuyến nghị rằng nên phân chia và sắp xếp các thành viên vào các tầng lớp xã hội phải dựa trên cơ sở họ có vị trí kinh tế, xã hội, chính trị và uy tín tương tự gần với nhau. Điều này có nghĩa rằng, nên xuất phát từ địa vị kinh tế - xã hội tương tự gần với nhau giữa các thành viên trong xã hội để nhóm góp thành mỗi tầng lớp xã hội. Như vậy, những thành viên nào có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau sẽ thuộc về những tầng lớp xã hội cũng khác nhau... Nếu thay đổi quan niệm về giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới như đã đề cập trên đây và phân chia thành 9 tầng/nhóm xã hội như kết quả nghiên cứu của đề tài này, thì thứ bậc đầu tiên phải là đội ngũ Lãnh đạo, quản lý.'
Đỗ Thiên Kính (2010) Một số vấn đề về sự biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 Link
Đỗ Thiên Kính (2013) Nông dân 'đang ở đáy xã hội Việt Nam' Link
No comments:
Post a Comment